Nguyên liệu sinh học PLA – Thành phần chính của các sản phẩm AnEco

Đăng ngày

Nguyên liệu sinh học PLA là một khái niệm tương đối mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc phổ biến như: PLA là gì? PLA được sản xuất như thế nào? PLA có lợi ích gì?

Trên thế giới hiện nay, các loại bao bì an toàn và thân thiện với môi trường được phát triển mạnh mẽ, trong đó các loại bao bì có nguồn gốc nguyên liệu sinh học, sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo, có khả năng phân hủy sinh học cao đang dần thay thế các loại nhựa truyền thống có nguồn gốc dầu mỏ. Trong số đó, polylactic axit (PLA), một polymer từ nguyên liệu tái tạo có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn nổi lên như một biểu tượng đại diện cho xu thế phát triển xanh này nhờ khả năng phân hủy mạnh trong tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, có giá trị ổn định không phụ thuộc vào những biến động của quá trình khai thác dầu mỏ.

PLA là gì?

Nguyên liệu sinh học PLA (polylactic axit) được sản xuất từ axit lactic, một nguyên liệu xanh, thu được nhờ phương pháp lên men vi khuẩn các nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo từ quá trình sản xuất nông nghiệp như bắp, khoai, sắn và mía đường. PLA rất thân thiện với môi trường bởi khả năng phân hủy sinh học cao (phân hủy hoàn toàn trong thời gian từ 90 đến 180 ngày, tùy theo điều kiện phân hủy sinh học).

Chính vì nhiều ưu điểm như vậy, trong 10 năm trở lại đây, PLA được tập trung nghiên cứu và đưa vào sử dụng rộng rãi trên thị trường, thay thế cho những sản phẩm polymers có nguồn gốc dầu mỏ không phân hủy sinh học, thích hợp để chế tạo bao bì, màng gói thực phẩm, các sản phẩm sử dụng một lần.

PLA được sản xuất như thế nào?

Vật liệu phân hủy sinh học như PLA được tổng hợp từ nguồn nguyên liệu sinh khối thực vật có trong tự nhiên bằng phương pháp lên men vi sinh để tạo ra axit lactic, axit này sau đó được sử dụng để tổng hợp thành PLA (polylactic axit).

Các bước sản xuất PLA bằng phương pháp lên men vi sinh:

Bước 1: Tiền xử lý nguồn nguyên liệu sinh khối

Bước 2: Thủy phân sinh khối thực vật bằng enzym và được cho lên men để tạo thành dịch thủy phân

Bước 3: Dịch thủy phân của sinh khối thực vật được tinh chế để tạo thành axit lactic

Bước 4: Axit lactic trải qua quá trình tổng hợp nghiêm ngặt để cho ra polylactic axit (PLA)

PLA có lợi ích gì?

PLA là loại vật liệu có khả năng phân hủy sinh học cao với thời gian phân hủy ngắn, vì vậy có thể tiết kiệm được nguồn năng lượng nhất định để xử lý PLA.

Đồng thời loại polymer này có độ tương thích sinh học cao, không độc hại với cơ thể người, nên được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như bao bì đóng gói.

Hiện nay, nguyên liệu phân hủy sinh học (PLA) cho thấy rất nhiều ưu điểm so với nhựa truyền thống, đặc biệt là về khía cạnh môi trường. Bởi vậy việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu này có thể giảm thiểu được lượng rác thải nhựa dồn ứ ngoài môi trường, bảo vệ tự nhiên và các sinh vật sống trên Trái đất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *