[Giải đáp thắc mắc] Ống hút làm từ nhựa gì?

Posted on

Ngày nay, những chiếc ống hút nhựa nhỏ bé là vật dụng quen thuộc mà bất cứ hàng quán nào đều có. Tuy nhiên, ống hút làm từ nhựa gì? Và đằng sau những chiếc ống hút nhựa đầy màu sắc đó là những mối nguy hại gì tới chúng ta và môi trường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.

1. Lịch sử ống hút nhựa

Ống hút nhựa với nhiều hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau
Ống hút nhựa với nhiều hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau giúp đáp ứng như cấu người dùng

Trước khi tìm hiểu ống hút làm từ nhựa gì hay cùng điểm sơ qua về lịch sử ống hút nhựa nhé.

Theo nhiều nhà khoa học, ống hút đã bắt đầu xuất hiện từ năm 3000 trước Công nguyên, khi người Sumer sử dụng chúng để nhấm nháp bia ở trong bình.

Vật liệu làm nên những chiếc ống hút đầu tiên đó chính là trục lúa mì khô. Sau đó, với sự phát triển của công nghiệp, những chiếc ống hút được làm bằng giấy có phủ một lớp sáp chống thấm ra đời.

Đến năm 1960, những chiếc ống hút làm bằng nhựa ra đời, nhanh chóng soán ngôi của ống hút giấy sơ khai.

So với giấy, vật liệu nhựa được đánh giá là rẻ, bền, dẻo, có thể uốn cong để tạo được nhiều hình dáng và khả năng chống thấm nước tốt hơn. Từ đó đến nay, những chiếc ống hút nhựa đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người.

Ngày nay, ống hút nhựa có rất nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu

2. Nguyên liệu làm nên ống hút nhựa

Ống hút được làm từ một công thức pha trộn giữa các nguyên liệu là: nhựa dẻo, chất tạo màu và một số phụ gia khác.

2.1. Nhựa

Ống hút làm từ nhựa PP
Ống hút làm từ nhựa PP

Ống hút làm từ nhựa gì?

Ống hút nhựa có thể được làm từ nhựa Polypropylene (PP) hoặc Polyethylene (PE). Trong đó, nhựa PP thường được ứng dụng để làm ống hút nhiều hơn so với nhựa PE.

Nhựa PP là một sản phẩm của phản ứng trùng hợp propylen, và có các đặc tính cơ bản là:

  • Tính bền cơ học cao, khó xé hoặc kéo đứt.
  • Chịu được nhiệt độ cao hơn 100 độ C. Tuy nhiên quá 140 độ C nhựa PP có thể bị chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Điều này có nghĩa là nó có thể bị nấu chảy để tạo thành các hình dáng khác nhau.
  • Có tính chất chống thấm oxi, nước, dầu mỡ và các khí khác nên ít bị ăn mòn.
  • Nhựa PP không màu, không mùi, không vị nên khi sử dụng tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống sẽ không bị tác động.

Hiện nay ngoài ống hút, nhựa PP còn được dùng để sản xuất nhiều loại bao bì khác như: hộp đựng sữa chua, bao jumbo đựng ngũ cốc, màng bọc thực phẩm, hộp bảo quản thực phẩm, chai đựng nước, bình sữa cho bé…

Nhựa PP được phát minh lần đầu tiên vào năm 1950

2.2. Chất tạo màu

Chỉ cần cho một lượng nhỏ chất tạo bột là có thể tạo ra màu sắc tươi sáng cho ống hút
Chỉ cần cho một lượng nhỏ chất tạo bột là có thể tạo ra màu sắc tươi sáng cho ống hút

Để tăng tính thẩm mỹ cho ống hút, trong quá trình sản xuất người ta thường thêm vào chất tạo màu.

Tuy nhiên, do chất tạo màu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nên việc sử dụng chất tạo màu phải ở ngưỡng cho phép và không được rò rỉ ra khỏi nhựa vào thực phẩm hoặc đồ uống.

Tại Mỹ, các chất tạo màu được sử dụng phải nằm trong danh sách các chất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Chúng sẽ được kiểm tra một cách kỹ lưỡng để đảm bảo rằng ống hút an toàn tuyệt đối.

Tuy nhiên, ở Việt Nam và một số quốc gia Châu Á khác sự quản lý chưa nghiêm, nên nhiều cơ sở sản xuất vẫn còn sử dụng chất tạo màu một cách vô tội vạ, khiến cho ống hút nhựa sẽ kém an toàn hơn.

Các loại chất tạo màu đều ở dạng bột và chỉ cần một lượng nhỏ là có thể tạo ra màu sắc tươi sáng cho ống hút

2.3. Phụ gia khác

Ngoài việc được làm từ nhựa ra, thì để làm ra ống hút người ta cũng cho thêm các chất phụ gia khác để kiểm soát các tính chất vật lý của nhựa.

Các loại chất phụ gia được thêm vào nhựa bao gồm:

  • Chất hóa dẻo: cải thiện tính linh hoạt của PP, giữ cho nhựa không bị nứt, gãy.
  • Chất chống oxy hóa: ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxi hóa của nhựa.
  • Chất ổn định khác: ngăn chặn tia cực tím (UV), cản ánh sáng mặt trời và bức xạ gây ảnh hưởng xấu đến nhựa.
  • Chất độn trơ: Tăng mật độ khối của nhựa, giúp ống hút bền hơn…

Và cũng giống như chất tạo màu, các chất phụ gia cũng tương đối độc hại nếu tiếp xúc với cơ thể người. Vì vậy, yêu cầu chung với tất cả nguyên liệu này là phải đáp ứng các yêu cầu thích hợp của FDA để đảm bảo an toàn.

Như vậy, ống hút nhựa được cấu tạo từ ba thành phần chính là nhựa dẻo, chất tạo màu và chất phụ gia. Nếu làm từ nhựa nguyên chất và trọng lượng các vật liệu thêm vào đều nằm trong mức cho phép thì ống hút nhựa tương đối an toàn với sức khỏe con người.

Nhưng hiện nay, để trục lợi thì nhiều cơ sở sản xuất đã bất chấp sử dụng nguyên liệu nhựa không rõ nguồn, nhựa phế thải… khiến cho ống hút tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả sức khỏe và môi trường sống.

Theo thống kê, mỗi năm thế giới thải ra 300 triệu tấn rác nhựa trong đó 1/3 là túi nilon, 2/3 còn lại là chai nhựa, ống hút nhựa và một số đồ vật từ nhựa khác

3. Giảm thải và tái sử dụng ống hút

3.1. Tác hại của ống hút nhựa

Ống hút nhựa là nguyên nhân giết chết nhiều sinh vật biển
Ống hút nhựa là nguyên nhân giết chết nhiều sinh vật biển

Chỉ tính riêng nước Mỹ, một ngày nước này xả ra ngoài môi trường 500 triệu ống hút nhựa. Đây là một con số cực kỳ lớn cho thấy tình trạng sử dụng ống hút nhựa và lượng rác thải ống hút nhựa trên thế giới là rất lớn.

Con số này đang không ngừng tăng lên qua các năm, trong khi đó ước tính phải mất 100 – 500 năm một ống hút nhựa mới bị phân tùy theo môi trường.

Rác thải nhiều lại cộng thêm khả năng phân hủy kém và khó tái chế được (do kích thước và trọng lượng quá nhỏ bé ảnh hưởng đến quá trình thu gom). Chính điều này đã khiến cho môi trường tràn ngập rác thải nhựa và bị ô nhiễm rất nặng nề.

Một vài hậu quả điển hình của ống hút nhựa đến môi trường như:

  • Ô nhiễm môi trường đất: Nhựa phân ra từ ống hút làm biến đổi đặc tính của đất, gây xói mòn, sạt lở khi mưa lớn.
  • Ô nhiễm môi trường nước: Rác thải ống hút thải ra các kênh mương gây cản trở dòng lưu thông của nước, làm lắng đọng các chất thải, tạo điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
  • Ô nhiễm môi trường khí: Quá trình sản xuất ống hút nhựa gián tiếp tạo ra nhiều khí độc hại làm phá hủy tầng ozon và làm tăng hiệu ứng nhà kính.
  • Hủy hoại hệ sinh thái: Môi trường sống bị ô nhiễm khiến nhiều động thực vật đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Theo thống kê, ống hút nhựa đã gây ra cái chết của 1 triệu con chim biển và 100.000 động vật trên biển. Các loài động vật này đã tưởng ống hút nhựa là thức ăn nên ăn phải không tiêu hóa được và chết.
  • Nguy hại sức khỏe con người: Các chất phụ gia, tạo màu trong ống hút nhựa có chứa nhiều độc tố gây bệnh cho con người như: chậm phát triển não bộ, thay đổi nội tiết tố, vô sinh, rối loạn chức năng, rối loạn hệ thần kinh và thậm chí là ung thư.

Xem thêm: Tác hại của ống hút nhựa: Sự tàn phá không tưởng

3.2. Các biện pháp giảm và tái sử dụng ống hút

Trước những hiểm họa khôn lường mà ống hút nhựa mang lại thì việc giảm sử dụng và tái sử dụng ống hút là rất cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:

  • Hạn chế sử dụng ống hút nhựa tối đa hết mức có thể: Hãy hạn chế sử dụng ống hút nhựa, thay vào đó là uống trực tiếp từ cốc, đây là điều mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Nếu không thực sự cần thiết bạn không nên sử dụng ống hút nhựa nhé!
  • Hãy từ chối dùng nếu không có nhu cầu sử dụng: Một số nhà hàng, quán ăn thường để sẵn các ống hút nhựa bọc trong giấy gói sẵn ở trên bản. Nếu không có nhu cầu, bạn hãy từ chối sử dụng và đừng bóc lớp giấy mà hãy để nguyên nó cho vị khách khác cần thiết hơn.
  • Sử dụng các loại ống hút có thể tái sử dụng nhiều lần: Nếu đã quen với việc sử dụng ống hút bạn nên sử dụng các loại ống hút có thể tái sử dụng nhiều lần như: ống hút tre, ống hút kim loại, thủy tinh… .
Ống hút thủy tinh có thể tái sử dụng nhiều lần
Ống hút thủy tinh có thể tái sử dụng nhiều lần nhưng cần chú ý khi cho trẻ em sử dụng

Ống hút thủy tinh có thể tái sử dụng nhiều lần, nhưng chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em nếu chúng đùa nghịch bất cẩn, vì thế hãy kiểm soát khi để trẻ em sử dụng loại ống hút này nhé.

Xem thêm: 7 loại ống hút thân thiện môi trường – Bạn đã biết?

  • Nếu bắt buộc, hãy sử dụng ống hút một lần thân thiện với môi trường: Trong trường hợp cần sử dụng tới ống hút một lần, hãy ưu tiên sử dụng các loại ống hút được làm từ tự nhiên và có khả năng phân hủy nhanh chóng như: ống hút bột gạo, ống hút giấy, ống hút cỏ, ống hút sinh học phân hủy hoàn toàn… .
Sử dụng ống hút phân hủy sinh học AnEco
Sử dụng ống hút AnEco thay thế cho ống hút truyền thống

Ống hút sinh học phân hủy là loại ống hút còn khá mới trên thị trường. Tuy nhiên, so với các loại ống hút có khả năng phân hủy còn lại thì ống hút sinh học phân hủy hoàn toàn như AnEco có nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều.

Ống hút sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường:

  • Nguyên liệu: Được làm 100% từ các nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnBio, không chứa chất tẩy trắng chlorine và bất kỳ phụ gia độc hại nào nên rất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
  • Khả năng phân hủy: Phân hủy thành CO2, H2O và phân mùn, lượng mùn tạo ra có thể đem bón cây, giúp tái tạo lại hệ sinh thái mới.
  • Thời gian phân hủy ngắn: Phân hủy chỉ sau 6 tháng – 1 năm trong điều kiện chôn ủ công nghiệp.
  • Chứng nhận đạt được: Ống hút AnEco đạt được chứng nhận OK Compost Industrial (TUV Austria) – một trong những chứng chỉ cao nhất và khắt khe nhất về khả năng phân hủy. Do đó, khi sử dụng ống hút sinh học của AnEco bạn có thể yên tâm sản phẩm sẽ không gây hại cho môi trường.

Để biết thêm chi tiết về túi AnEco, bạn có thể truy cập vào:

Hy vọng rằng, qua những thông tin vừa cung cấp bạn đã biết ống hút làm từ nhựa gì, những lợi ích và cả tác hại của chiếc ống hút nhựa với đời sống. Có thể thấy rằng, loại ống hút tưởng như nhỏ bé vô hại này lại tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và môi trường sống. Do vậy hãy giảm thiểu việc sử dụng chúng và thay thế bằng ống hút tre, ống hút thủy tinh, ống hút sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco… giúp tái tạo và duy trì cuộc sống xanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *