Thành phần túi AnEco: Nguồn gốc từ nguyên liệu TÁI TẠO

Posted on

Túi AnEco hiện xuất hiện ở nhiều siêu thị lớn như: BigC, VinMart,… và được giới thiệu là thân thiện với môi trường. Vậy thực chất thành phần túi AnEco là gì, liệu có thực sự an toàn cho môi trườngthay thế được túi nhựa truyền thống không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco được bày bán ở nhiều hệ thống siêu thị lớn
Túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco được bày bán ở nhiều hệ thống siêu thị lớn

Khác với các loại túi nilon, túi nhựa tổng hợp thông thường, thành phần chính trong túi AnEco là nguyên liệu PLA, PBAT. Đây là 2 nguyên liệu phân hủy sinh học hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật như: bột ngô, củ sắn, mía, tinh bột khoai tây,….

1. Nguyên liệu sinh học PLA trong thành phần túi AnEco

Thành phần túi AnEco chứa nguyên liệu xanh PLA chính là nguyên liệu thân thiện với môi trường có nguồn gốc từ vật liệu tự nhiên.

1.1. PLA là gì?

PLA (polylactic axit) là nguyên liệu sinh học được sản xuất từ tinh bột bắp hoặc đường mía. Chúng có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn thành CO2, H2O, phân mùn… chỉ trong vòng vài tháng đến vài năm.

Ngoài ra, do PLA được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo từ quá trình sản xuất nông nghiệp, khác với các loại polyme từ nguyên liệu dầu mỏ.

Chính vì thế, PLA đã và đang được người tiêu dùng đón nhận như một giải pháp bền vững để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người.

Xem thêm: 4 điều chưa biết về nhựa phân hủy sinh học PLA

1.2. Nguyên liệu PLA được sản xuất như thế nào?

PLA được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh vật. PLA sẽ được tổng hợp từ nguồn nguyên liệu sinh khối thực vật trong tự nhiên, trải qua quá trình lên men vi sinh vật. Từ đó tạo ra axit lactic và tổng hợp thành PLA.

  • Bước 1: Tiền xử lý nguồn nguyên liệu sinh khối.
  • Bước 2: Thủy phân sinh khối thực vật bằng enzym và được cho lên men để tạo thành dịch thủy phân.
  • Bước 3: Dịch thủy phân của sinh khối thực vật được tinh chế để tạo thành axit lactic.
  • Bước 4: Axit lactic trải qua quá trình tổng hợp nghiêm ngặt để cho ra polylactic axit (PLA).

1.3. Ưu, nhược điểm của PLA

Ưu điểm của PLA

Thành phần chứa PLA giúp túi AnEco có khả năng chịu lực tốt
Thành phần chứa PLA giúp túi AnEco có khả năng chịu lực tốt
  • Có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn trong thời gian ngắn. Nên đảm bảo thân thiện với môi trường và giúp tiết kiệm chi phí, nguồn năng lượng dùng để xử lý rác thải.
  • Có khả năng chịu lực tốt nên ứng dụng được trong đa lĩnh vực như: túi, bao bì đựng thực phẩm, các loại dụng cụ y tế… Từ đó giúp giảm thiểu số lượng rác thải nhựa khó hoặc không thể phân hủy ở ngoài môi trường.
  • Khi đốt PLA thì không tạo ra khói, các chất bay hơi độc hại khi đốt như các loại nhựa truyền thống khác.

Nhược điểm của PLA

  • Quá trình sản xuất phụ thuộc lớn vào vùng nguyên liệu: Nơi sản xuất nhựa PLA cần nằm gần các vùng nguyên liệu tự nhiên như vùng trồng bắp, mía, sắn,… có diện tích lớn, đảm bảo nguồn cung đầu vào khi sản xuất.
  • Ít nhà sản xuất, sản lượng PLA còn ít: Để sản xuất ra nhựa PLA thì đòi hỏi nhà máy phải có quy trình công nghệ cao, quy mô lớn,… Do đó hiện nay vẫn còn ít công ty có khả năng sản xuất loại nguyên liệu sinh học này, nguồn cung PLA cho thị trường cũng vì thế mà chưa thực sự dồi dào.

2. Nguyên liệu xanh PBAT trong thành phần túi AnEco

Ngoài nhựa PLA thì thành phần của túi AnEco còn có thêm nguyên liệu Polybutyrate adipate terephthalate (PBAT)

2.1. PBAT là gì?

PBAT được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc hóa thạch (chủ yếu là dầu mỏ) nhưng lại có thể phân hủy sinh học.

Trong điều kiện chôn ủ thích hợp, nhựa PBAT sẽ bị phân huỷ thành CO2, H2O và sinh khối mà không lưu lại bất kỳ mảnh nhựa nhỏ nào ngoài môi trường.

Nhựa PBAT có đặc tính gần giống với PE khi có độ bền và độ đàn hồi cao, khả năng chịu lực kéo giãn tốt. Tuy nhiên, tính ổn định và tính cơ học của PBAT vượt trội hơn. Thêm nữa, PBAT lại có khả năng phân huỷ sinh học hoàn toàn.

Do đó, PBAT thường được dùng để thay thế LDPE và HDPE trong việc sản xuất ra màng gói thực phẩm, bao bì, và các sản phẩm nhựa dùng một lần…

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có An Phát Holdings cũng đang sử dụng PBAT để sản xuất ra các sản phẩm túi sinh học phân huỷ hoàn toàn AnEco.

2.2. Nguyên liệu PBAT được sản xuất như thế nào?

Nhựa PBAT là một copolyme được tổng hợp từ các khối polyeste của 1,4- butanediol và axit adipic kết hợp với polyeste của dimetyl terephthalat (DMT) với 1,4-butanediol với quy trình cụ thể như sau:

Bước 1

Axit adipic và 1,4-butanediol được kết hợp để tạo ra polyeste thứ nhất
Axit adipic và 1,4-butanediol được kết hợp để tạo ra polyeste thứ nhất

Bước 2

DMT và 1,4-butanediol được phản ứng với nhau để tạo ra polyeste thứ hai
DMT và 1,4-butanediol được phản ứng với nhau để tạo ra polyeste thứ hai

Bước 3

Cho hai polyeste 1 và 2 phản ứng với nhau dưới xúc tác TBOT để tạo ra Polybutylene adipate-co-terephthalate (PBAT)
Cho hai polyeste 1 và 2 phản ứng với nhau dưới xúc tác TBOT để tạo ra Polybutylene adipate-co-terephthalate (PBAT)

2.3. Ưu, nhược điểm của PBAT

Ưu điểm của PBAT

Túi AnEco làm từ PBAT nên có độ bền cao, tính chống thấm tốt
Túi AnEco làm từ PBAT nên có độ bền cao, tính chống thấm tốt
  • Khả năng phân hủy hoàn toàn trong thời gian ngắn: Trong điều kiện chôn ủ và thời gian thích hợp (khoảng 3 – 6 tháng), các sản phẩm làm từ nguyên liệu PBAT sẽ chuyển đổi thành khí CO2, nước và sinh khối nên rất thân thiện với môi trường.
  • Khả năng phân huỷ tốt hơn PLA: PBAT có thể phân huỷ trong môi trường ủ tại nhà trong khi PLA phải chôn ủ công nghiệp. Thêm nữa thời gian phân huỷ của PBAT cũng thường ngắn hơn PLA.
  • Đặc tính vật lý nổi trội: Độ bền cao, tính chống thấm tốt. Có khả năng chịu lực, chịu nhiệt hơn hẳn các loại nhựa thông thường.
  • Thích hợp để sản xuất nhiều vật dụng như: túi, bao bì đựng thực phẩm, đựng rác,…
  • Có khả năng thay thế hầu hết các loại nhựa từ nhiên liệu hóa thạch hiện hành như: PE, PP và các loại polyme tương tự khác.
  • Nhờ khả năng phân hủy hoàn toàn nên an toàn với người tiêu dùng, đảm bảo thân thiện với môi trường và các sinh vật khác.

Nhược điểm của PBAT:

  • Quy trình sản xuất chuyên nghiệp đòi hỏi quy mô lớn, máy móc hiện đại, chi phí cao… .
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ để sản xuất PBAT đang có nguy cơ ngày càng cạn kiệt dần. Tuy nhiên, các nhà sản xuất trên thế giới đang tìm cách thay thế nguyên liệu này bằng các nguyên liệu tái tạo.
  • Việc khai thác nguyên liệu dầu mỏ và sản xuất PBAT có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường.
  • Chưa được người tiêu dùng hiểu rõ và biết đến rộng rãi bằng các nguyên liệu sinh học khác như PLA.

Có thể thấy, hiện không ít người đã bắt đầu lựa chọn các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn và coi đó là giải pháp bền vững để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco đang được người tiêu dùng đón nhận tích cực
Túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco đang được người tiêu dùng đón nhận tích cực

Đáp ứng nhu cầu của người dùng, Tập đoàn An Phát Holdings đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco.

  • Khác với các loại túi thông thường, túi AnEco có khả năng phân hủy hoàn toàn thành nước, CO2 và mùn nuôi cây trong vòng 1 năm tại môi trường chôn lấp thông thường mà không cần qua xử lý công nghiệp đặc biệt nào.
  • Ngoài ra túi AnEco còn có đặc tính mềm, dai nên rất tiện dụng trong việc đựng và bảo quản các loại thực phẩm.
  • Túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco còn là sản phẩm đạt được chứng nhận OK compost HOME (TUV Austria), một trong những chứng chỉ khắt khe nhất về khả năng tự hủy của nhựa sinh học.

Hiện nay túi AnEco được bày bán rộng rãi trên các siêu thị, cửa hàng, đại lý trên toàn quốc như Vinmart, Big C, Aeon Mall, Lotte Mart,…. bạn có thể dễ dàng tìm mua túi AnEco tại bất kỳ địa điểm nào trên cả nước.

Hoặc, để biết thêm chi tiết về túi AnEco và các sản phẩm khác từ nguyên liệu sinh học, bạn có thể truy cập vào:

Với những thông tin và giải đáp chi tiết ở trên chắc chắn bạn đọc đã hiểu thêm về thành phần túi AnEco và những gì sản phẩm mang lại cho môi trường. Từ đó an tâm và tin dùng sản phẩm hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *