Dao, thìa, dĩa nhựa có thể được tái chế thành bọt cách nhiệt

Đăng ngày

Nhựa phân hủy sinh học được đánh giá là tốt cho môi trường nhưng vì chúng được thiết kế để phân hủy nhanh chóng nên không thể tái chế được. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu New Zealand đã phát hiện ra cách tái chế vật liệu này và có thể biến chúng thành một loại bọt có chức năng cách nhiệt dùng trong xây dựng.

Tiến sĩ Heon Park, người làm việc tại Trung tâm Tương tác Phân tử Sinh học, cùng với đồng tác giả là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Kỹ thuật Hóa học và Quy trình thuộc Đại học Canterbury, Lilian Lin, và Young Lee, tốt nghiệp BE (Hons), đã phát triển một phương pháp chuyển đổi nhựa sử dụng một lần, chẳng hạn như dao, thìa và dĩa, được làm từ PLA thành một loại vật liệu cách nhiệt cho tường hoặc các thiết bị nổi dưới nước.

UC Chemical and Process Engineering academic Dr Heon Park with co-author UC Engineering PhD student Lilian Lin and examples of the materials they're studying.
Tiến sĩ Heon Park cùng đồng tác giả là Lilian Lin và các vật liệu mà họ đang nghiên cứu

PLA là gì?

Axit polylactic (PLA) là một loại nhựa làm từ tinh bột lên men từ ngô hoặc đường mía. Chúng được thiết kế để tự phân hủy sinh học, nhưng nếu PLA xâm nhập vào môi trường, không phải lúc nào chúng cũng phân hủy như thuộc tính vốn có.

Tiến sĩ Park là người đã nghiên cứu về bọt phân hủy sinh học cũng như quá trình tổng hợp và chế biến nhựa phân hủy sinh học trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu của mình.

Họ đã làm điều đó như thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã đặt chiếc dao, thìa, dĩa mà trước đây được cho là nhựa “không thể tạo bọt”, vào một buồng chứa đầy carbon dioxide. Khi áp suất tăng, khí hòa tan vào nhựa. Khi họ đột ngột giải phóng áp suất trong khoang, carbon dioxide sẽ nở ra bên trong nhựa và tạo ra bọt.

Tiến sĩ Park nói rằng quá trình này giống như mở một lon nước ngọt và giải phóng cacbonat. Ông cho biết: “Bằng cách điều chỉnh nhiệt độ và áp suất, nó như một “lối mở” để chúng ta có thể tạo bọt tốt. Không phải mọi nhiệt độ hay mọi áp suất đều khiến chúng hoạt động. Chúng tôi đã tìm ra nhiệt độ hoặc áp suất nào là tốt nhất để biến những chất dẻo không tạo bọt đó thành bọt”.

Mỗi lần nhựa được tái chế là một lần chúng bị mất đi một chút “sức mạnh”. Nhưng bọt là một vật liệu lý tưởng vì độ bền đôi khi không quan trọng trong nhiều ứng dụng.

Ông Park giải thích thêm: “Bất cứ khi nào chúng tôi tái chế, chúng tôi lại phân hủy nhựa. Giả sử sau khi chúng tôi sử dụng một chiếc thìa phân hủy sinh học và tái chế thành một chiếc thìa khác, nó có thể bị vỡ tan trong miệng”.

Cấu trúc lý tưởng của bọt phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của nó. Bọt xốp, có nhiều túi khí lớn, rất tốt cho phao. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, trái với những gì đã nghĩ trước đây, áp suất trong buồng thấp hơn dẫn đến bọt cồng kềnh hơn.

Việc tái chế nhựa phân hủy sinh học có thể làm giảm bớt một số vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Trong khi vật liệu phân hủy sinh học cuối cùng sẽ bị phân hủy trong tự nhiên thì việc tái chế và tái sử dụng chúng thậm chí còn tốt hơn cho môi trường.

Nhựa phân hủy sinh học được tái chế có thể sử dụng nhiều lần và cũng ít đe dọa đến môi trường hơn nếu chúng bị thải ra đại dương hoặc các bãi chôn lấp. Nhóm nghiên cứu tin rằng quá trình này có thể được thực hiện trên quy mô lớn.

“Chúng tôi có thể mở rộng ứng dụng tạo bọt cho nhiều loại nhựa, không chỉ loại nhựa này.”, tiến sĩ Park cho biết thêm.

Nguồn: Bài báo nghiên cứu “Tái chế và lưu biến poly (axit lactic) (PLA) để tạo bọt bằng cách sử dụng chất lỏng siêu tới hạn” của Heon E. Park, Lilian Lin và Young Lee, xuất hiện trên tạp chí Physics of Fluids, DOI: 10.1063 / 5.0050649

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *