Ống hút nhựa dần biến mất khỏi Trung Quốc khi lệnh cấm có hiệu lực
Đăng ngàyTrong kì nghỉ năm mới, người dân Trung Quốc bắt đầu nhận ra họ không chỉ đang tạm biệt năm 2020 mà còn chia tay cả những sản phẩm nhựa dùng một lần tại các siêu thị, quán ăn và quán cà phê.
Đứng đầu danh sách là ống hút nhựa – thứ gần như không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ Trung Quốc nghiện trà sữa.
Ngày đầu tiên của năm 2021 cũng đánh dấu sự khởi đầu của kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm nhựa của Trung Quốc bằng lệnh cấm đồ nhựa sử dụng 1 lần. Kế hoạch này đã được công bố vào tháng 1 năm 2020, bao gồm chi tiết các bước để giảm ô nhiễm nhựa từ năm 2020 đến năm 2025, với mục tiêu đầu tiên là loại bỏ túi nylon và ống hút nhựa trong giai đoạn 1.
Các sản phẩm nhựa dùng một lần dần bị trục xuất khỏi chợ
Tại các cơ sở thực phẩm ở Thượng Hải, ống hút giấy hoặc ống hút PLA đã thay thế ống hút nhựa, trong khi những cơ sở khác cũng đã ngừng hoàn toàn việc cung cấp ống hút.
Chen Shi, giám đốc truyền thông của chuỗi trà sữa Nayuki, chia sẻ với China Media Group rằng ống hút giấy đã được đưa vào sử dụng từ tháng 9 năm 2020, và theo kế hoạch, ống hút nhựa sẽ được thay thế hoàn toàn vào cuối năm nay.
“Tại tất cả các cửa hàng Starbucks ở Trung Quốc, ống hút nhựa cũng đã được thay thế, việc đó giúp chúng tôi giảm thiểu được 200 tấn nhựa mỗi năm” Zhu Jingwen, Giám đốc thương hiệu tại Thượng Hải cho biết.
Ống hút nhựa không phải là thứ duy nhất đang dần biến mất. Tại một số siêu thị như Carrefour và RT-Mart ở Thượng Hải, các loại túi nhựa rẻ và tiện lợi đã được rút khỏi quầy thu ngân, mặc dù khách hàng có thể phải trả một khoản phí khá cao cho túi có thể tái chế.
Tại Bắc Kinh, các siêu thị cũng đã bắt đầu quảng cáo dịch vụ cho thuê giỏ và túi có thể tái chế để thay thế túi nylon. Tuy nhiên, các cuộn túi nhựa miễn phí có sẵn trong các siêu thị để đựng thực phẩm vẫn là sự lựa chọn rẻ hơn và thuận tiện hơn để đóng gói các món hàng lẻ hoặc thực phẩm tươi sống.
Lệnh cấm túi nylon cũng không được thực hiện tốt ở các chợ đầu mối. Tuy nhiên, ở Thượng Hải, các siêu thị đã và đang tìm cách ngăn chặn tình trạng lãng phí này, chẳng hạn bằng cách tính phí cho các túi nhựa được sử dụng thêm.
Những thay đổi trong “hậu trường”
Bên cạnh nhiều công ty chấp nhận các quy định mới hoặc đang cố gắng thực hiện, thì những công ty sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần cũng đang cố gắng điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Vấn đề chính gặp phải là sự chênh lệch giá cả giữa đồ nhựa dùng một lần và sản phẩm sinh học có khả năng phân hủy.
Tại một công ty sản xuất đồ nhựa ở thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, Lou Zhongping – chủ tịch hội đồng quản trị, cho biết chi phí sản xuất sản phẩn phân hủy sinh học cao hơn nhiều so với đồ nhựa dùng một lần. Ví dụ, công ty chỉ tốn 8000 nhân dân tệ (1225 USD) để sản xuất khoảng 1 tấn ống hút nhựa, nhưng đối với ống hút giấy, chi phí sẽ rơi vào khoảng 22.000 nhân dân tệ (3367 USD)
Ống hút PLA (Polylactic acid) thậm chí còn đắt hơn gấp 5-6 lần ống hút nhựa dùng một lần. Nhưng Lou cho biết họ sẽ hoàn thành quá trình phân hủy sản phẩm và ngừng sản xuất ống hút nhựa trong vòng 90 ngày.
Theo một nhà cung cấp sản phẩm nhựa ở tỉnh An Huy, chi phí cho một chiếc túi ni lông sử dụng một lần chỉ là 8 xu ($0,012), tuy nhiên để sản xuất một chiếc túi sinh học phân hủy chất lượng cao có thể tốn gấp 25 đến 40 lần.
Bên cạnh giá cả, khó khăn về kỹ thuật cũng là một thách thức khác trong quá trình sản xuất hàng loạt các sản phẩm phân hủy hoàn toàn. Không phải tất cả các nhà sản xuất đồ nhựa đều đủ tiêu chuẩn để sản xuất các sản phẩm này.
Khi nhu cầu tiếp tục tăng, Li Erqiao, Tổng Giám Đốc của một công ty ở Nghĩa Ô chuyên sản xuất ống hút, cho biết số lượng đơn đặt hàng dòng ống hút sinh học đang tăng vọt. Tương tự, Yao Xinhong, người điều hành một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tiệc cho biết, ít nhất 500 hộp thức ăn làm từ nguyên liệu sinh học được đặt hàng, so với 200 hộp trước khi quy định này được thực hiện trên toàn quốc.
Theo báo cáo của Zhongjin Qixin – một công ty tư vấn, vào tháng 5/2021, mức tiêu thụ của thị trường nguyên liệu phân hủy của Trung Quốc dự kiến đạt 22,6 tấn, chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp ăn uống, đóng gói và dịch vụ vệ sinh.
Một báo cáo khác do Hua’an Securities công bố, dự đoán đến năm 2025, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm phân hủy tại Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 217 tấn, với quy mô thị trường trị giá 47,7 nhân dân tệ (7,3 tỷ USD). Đến năm 2030, nhu cầu này dự kiến tăng vọt, đạt 388 tấn, trị giá 85,5 tỷ nhân dân tệ (13,9 tỷ USD).
Nguồn: News.cgtn.com