Scotland có kế hoạch cấm ống hút, đĩa, dao, nĩa bằng nhựa và cốc polystyrene

Đăng ngày

Dĩa nhựa, ống hút và dao kéo có thể bị cấm ở Scotland, cùng với đồ đựng thức ăn và đồ uống bằng polystyrene, nhằm ngăn chặn tình trạng xâm lấn của nhựa đang giết chết sinh vật biển.

Chính quyền ở Edinburgh đã tiến hành một cuộc tham vấn cộng đồng về việc có nên cấm một số đồ nhựa sử dụng một lần gây hại nhất cho môi trường hay không.

Supplying single-use plastic plates and forks would become illegal under the plan (Getty Images/iStockphoto)
Nĩa và đĩa nhựa sử dụng 1 lần sẽ bị cấm (Getty Images/iStockphoto)

Lệnh cấm này dự kiến có hiệu lực vào năm tới. Theo đó, sẽ là bất hợp pháp nếu các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng dĩa, dao, thìa, đũa, đĩa, khay, bát hoặc que bóng nhựa cũng như cốc dùng một lần (bao gồm cả nắp) làm bằng polystyrene.

Trước đó, Scotland đã có lệnh cấm đối với tăm bông có thân bằng nhựa.

Chính phủ cho biết danh sách những sản phẩm bị cấm sẽ là những sản phẩm thường được tìm thấy trôi dạt trên các bãi biển ở châu Âu và chiếm đa số rác thải được tìm thấy trên biển.

Nếu lệnh cấm này được thực thi, Scotland sẽ tuân theo các quy tắc đã được áp dụng ở Wales trong năm 2020.

Ở Anh, lệnh cấm hạn chế hơn đối với các mặt hàng bằng nhựa có hiệu lực vào đầu 10/2020, và chỉ áp dụng đối với ống hút, que khuấy và tăm bông có thân bằng nhựa, chứ không bao gồm dao thìa nĩa, đĩa hay cốc polystyrene.

Các quan chức cho biết mỗi năm, Scotland sử dụng khoảng 300 triệu ống hút, 276 triệu dao – thìa – nĩa, 50 triệu đĩa và 66 triệu hộp đựng thực phẩm bằng polystyrene.

Cuộc tham vấn nói trên cũng đề xuất cấm các sản phẩm oxo – những sản phẩm nhanh chóng phân rã thành vi nhựa, ví dụ như các loại túi vận chuyển.

EU sẽ đưa ra lệnh cấm đối với chất dẻo sử dụng một lần vào năm 2021, mặc dù quá trình ra quyết định đã bị chậm lại khi các quan chức cân nhắc khuôn khổ áp dụng. Trong khi đó, ngành công nghiệp nhựa đang thực hiện nhiều hoạt động vận động hành lang lớn.

Bộ trưởng Môi trường Scotland Roseanna Cunningham cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, rác thải nhựa đang gây tổn hại nghiêm trọng đến đại dương, sông ngòi và hệ sinh thái đất liền của chúng ta. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhựa sử dụng một lần và hướng tới các giải pháp thay thế bền vững hơn, thân thiện với môi trường.

“Không làm như vậy là chúng ta không có trách nhiệm với con cái, những người sẽ thừa hưởng một thế giới tự nhiên bị ô nhiễm bởi chất dẻo mà chúng ta đã vứt bỏ chỉ vì yếu tố tiện dụng.”

Bà cho biết điều quan trọng là việc đưa ra lệnh cấm trong thời kỳ đại dịch đã được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.

Source: independent.co.uk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.