AnEco – Phân rã & Sinh học phân hủy hoàn toàn (Phần 1)
Đăng ngàyỞ bài viết trước, các bạn đã biết sự khác biệt về “ngoại hình” và thông tin ghi trên sản phẩm AnEco với các sản phẩm túi “mang nhãn tự hủy sinh học” thông thường. Vậy về bản chất, AnEco khác gì các sản phẩm khác? Tại sao AnEco – những chiếc túi sinh học phân hủy hoàn toàn tự tin rằng là giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường. Hôm nay AnEco sẽ nói kĩ hơn về sự tác động lên môi trường sống.
Về mặt khái niệm, trong Tiếng anh, AnEco là Compostable bag (túi sinh học phân hủy hoàn toàn) còn các sản phẩm “túi tự hủy” đang có mặt trên thị trường VN chỉ là oxo-biodegradable bag (Túi tự hủy phân rã). Trên thế giới đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng ở Việt Nam thì phần lớn mọi người coi 2 khái niệm này là một. Vậy oxo-biodegradable là gì?
Nhựa tự hủy phân rã Oxo-biodegradable thành phần chủ yếu vẫn là Polyme thông dụng PE, PP, PS và có thêm phụ gia quan trọng là muối kim loại. Chính thành phần muối kim loại này giúp cho sản phẩm túi nhựa phân rã thành những mảnh nhỏ nhanh hơn rất nhiều so với túi thông thường. Có 2 loại phụ gia tự hủy sinh học được sử dụng rộng rãi nhất là D2W và Oxium.
D2W là công nghệ phụ gia tự hủy phân rã ở dạng muối kim loại của công ty Symphony Environment trụ sở chính tại Vương quốc Anh. Theo thông tin từ nhà sản xuất, d2w rất hiệu quả và chỉ cần sử dụng 1% trong các sản phẩm túi PE, PP thông thường.
Oxium là công nghệ phụ gia tự hủy phân rã của công ty Tirta Marta trụ sở tại Indonesia. Về các thông tin kỹ thuật sản phẩm, sản phẩm này cũng khá tương tự với d2w.
(ảnh quảng cáo về sản phẩm phân rã Oxium)
Khả năng và thời gian phân hủy của sản phẩm này không được khẳng định rõ ràng có diễn ra đúng như lời quảng cáo hay không mà chỉ được nêu sẽ diễn ra nhanh hơn sản phẩm nhựa thông thường không chứa chất phụ gia trong cùng một thời điểm.
Vào tháng 1 năm 2018, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra báo cáo về Oxo-biodegradable, trong đó nêu rõ: “Không tìm thấy bằng chứng trong môi trường bên ngoài, việc phân rã thành những mảnh có trọng lượng phân tử đủ thấp cho phép thực phân hủy sinh học”. Vì vậy, có thể xảy ra một nguy cơ những mảnh nhựa không phân hủy hoàn toàn sẽ làm tích tụ nhanh chóng các vi nhựa, đặc biệt trong môi trường biển. Nhiễm vi nhựa như chúng ta đã biết là một vấn đề nghiêm trọng với hệ sinh thái sinh vật biển, và nếu không được xử lý đúng cách, những chiếc túi phân rã lại tạo ra hiệu ứng ngược đối với môi trường.
Tại Ý, Tòa án Milan nói rằng thực tế các sản phẩm nhựa chứa d2w không phân hủy nhiều hơn so với nhựa truyền thống đủ để cho thấy rằng các sản phẩm này đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu về khả năng phân hủy công nghiệp, theo quy định của tiêu chuẩn EN 13432. Vì vậy, tòa đã phán quyết rằng túi nhựa và các sản phẩm khác có chứa chất phụ gia ‘d2w’ không thể sử dụng hợp pháp dưới dạng sản phẩm “phân hủy sinh học – biodegradable” theo các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu.
So sánh sự khác nhau giữa Compostable và Oxo-biodegradable
(hình ảnh mẫu nước biển chứa vô số các vi nhựa)
Như vậy là ở châu Âu cũng như rất nhiều quốc gia đang phát triển khác, các sản phẩm có tính phân rã không được chấp nhận như một sản phẩm thân thiện với môi trường. Ở bài viết sau, chúng tớ sẽ trình bày rõ ràng, từ khi được sinh ra, AnEco đã góp phần bảo vệ môi trường thế nào nhé.