Câu chuyện về nguyên liệu xanh PBS

Đăng ngày

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng về giải pháp bền vững, xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường đầy nhức nhối hiện nay, vật liệu có nguồn gốc từ nguyên liệu tái tạo (các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, có thể tái tạo lại qua một chu trình sinh học) như PBS, PLA được dùng để sản xuất các loại bao bì xanh, cốc đựng nước, đồ tiêu dùng sử dụng một lần… trở nên phổ biến hơn.

Để bảo vệ môi trường, lựa chọn đầu tiên và tốt nhất là giảm thải, tái sử dụng hoặc tái chế các sản phẩm dùng một lần sau khi sử dụng. Tuy nhiên trong trường hợp việc tái chế không khả thi về mặt kỹ thuật hoặc kinh tế, các giải pháp phát triển dựa trên các vật liệu có thể phân hủy xuất hiện và ngày một phát triển. Dù ra đời từ lâu nhưng so với sự nổi tiếng của PLA thì PBS mới được người sử dụng biết tới trong những năm gần đây.

Câu chuyện về nguyên liệu xanh PBS

Nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnBio PBS

PBS đã có mặt trên thị trường từ đầu những năm 1990 và kể từ đó đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm có thể phân hủy hoàn toàn như màng phủ nông nghiệp, túi đựng rác, chậu cây và nhiều sản phẩm khác. PBS sở hữu các đặc tính vật lý đặc biệt như tính linh hoạt cao, chịu lực và chịu nhiệt tốt. PBS cũng dễ dàng xử lý ở tốc độ đùn cao, có chu kỳ đúc ngắn, không cần xử lý trước khi in và phù hợp để đựng thực phẩm. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi PBS được yêu thích và ngày càng phổ biến.

Polyme PBS (poly-butylene-succinate) được sản xuất từ 1,4-butanediol và axit succinic. Trước kia, cả hai monome này phải được sản xuất từ ​​nguyên liệu hóa thạch nhưng dần dần, với sự phát triển của các nguyên liệu tái tạo, con người đã tổng hợp thành công các monome này từ nguồn nguyên liệu đó. Nguyên liệu sinh học ngày nay có thể được sản xuất từ ​​các nguồn khác nhau như tinh bột (ngô, khoai, sắn…) hoặc đường từ mía, củ cải…

Câu chuyện về nguyên liệu xanh PBS

PBS được ứng dụng trong sản phẩm cốc giấy sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco

Các sản phẩm làm từ PBS (bao bì đóng gói, cốc giấy, màng nông nghiệp…) đều có khả năng 100% phân hủy hoàn toàn, điều này có nghĩa khi các vật liệu này được chôn ủ ở điều kiện thích hợp (theo quy trình ủ vi sinh công nghiệp) thì sản phẩm làm từ PBS có khả năng phân hủy, chuyển đổi thành khí CO2 và nước và sinh khối, không để lại bất cứ mảnh nhựa nào ngoài môi trường.

Theo số liệu thống kê từ nhiều nguồn, trên thế giới hiện có khoảng 10 công ty sản xuất được sản phẩm vi sinh phân hủy hoàn toàn, trong đó có bốn công ty hàng đầu tại Pháp, Đức, Ý và Trung Quốc. Chỉ có sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu sinh học mới có thể đáp ứng được yêu cầu phân hủy 100%. Điều này hoàn toàn khác biệt với nhiều sản phẩm tự hủy thông thường khi phân hủy thành các mảng nhựa nhỏ hơn, trôi dạt trên biển và trong không khí, không hề tan biến đi và còn gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *