Nhựa khó phân hủy? Lý giải tại sao và điểm mặt 10 loại nhựa CỨNG ĐẦU
Đăng ngàyTrong số các loại rác thải ra môi trường, nhựa chính là loại rác thải để lại hậu quả nghiêm trọng và nặng nề nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do nhựa khó phân huỷ. Vậy vì đâu mà nhựa khó phân huỷ đến thế? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.
1. Sự phổ biến của nhựa
Ngày nay, các vật dụng làm từ nhựa như: túi, ống hút, chai, cốc, bàn ghế, đồ chơi nhựa… rất phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực. Từ quán xá, khu chợ, trung tâm thương mại… cho đến các nhà máy sản xuất đâu đâu cũng thấy xuất hiện đồ dùng từ nhựa.
Các sản phẩm từ nhựa phổ biến như vậy là do: đặc tính bền, nhẹ, tiện lợi và đặc biệt giá thành rất rẻ.
Tuy nhiên, do sở hữu độ bền cơ học cao nên các sản phẩm từ nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ tồn tại dai dẳng trong tự nhiên từ năm này qua năm khác. Gây ra rất nhiều vấn nạn nhức nhối cho môi trường và sự sống của sinh động vật trên trái đất.
2. Tại sao nhựa khó phân hủy đến vậy?
Không giống như một số loại vật liệu khác, nhựa rất khó để phân huỷ hoàn toàn. Tại sao nhựa khó phân hủy đến vậy. Nguyên nhân chủ yếu là do:
2.1. Nhựa là loại vật liệu có độ bền đáng kinh ngạc
Mỗi loại nhựa được làm từ một đơn vị hoá học khác nhau, chẳng hạn như etylen là đơn vị hoá học cấu thành nhựa polyetylen (PE). Đầu tiên etylen tham gia vào phản ứng hợp ngưng để tạo ra các chuỗi polyetylen dài. Tiếp đó, hàng ngàn các chuỗi này đã liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành nhựa polyetylen.
Do cấu trúc bên trong của nhựa polyetylen rất chắc chắn nên loại vật liệu này có độ bền cơ học cao, rất khó bị nứt gãy hay xé rách trong điều kiện thường.
Trong điều kiện có sự tác động của nhiệt và sự kéo giãn, phải mất thời gian khá dài các búi sợi trong cấu trúc nhựa mới bị tách rời để biến các mảnh nhựa lớn thành các mảnh nhựa nhỏ hơn.
Phải mất khoảng 450 năm các búi sợi trong Polyethylene Terephthalate (PET) mới tách rời để chai nhựa phân huỷ được.
2.2. Liên kết carbon bền vững của mỗi sợi nhựa riêng rẽ
Liên kết carbon giữa các phân tử trong sợi nhựa rất bền vững. Đó chính là lý do vì sao nhựa khó phân hủy.
Mỗi sợi nhựa riêng rẽ được tạo thành bởi hàng ngàn liên kết carbon. Đây là loại liên kết mạnh nhất trong tất cả các loại liên kết hoá học. Bất kể là nhiệt, áp lực hay các tác động khác từ bên ngoài trong điều kiện thường đều không thể phá vỡ được.
Chính vì vậy, dù có bị phân huỷ thì các mảnh nhựa lớn cũng chỉ biến thành những mảnh nhựa nhỏ hơn hoặc các hạt nhựa siêu nhỏ (microplastics) chứ không bao giờ mất đi.
Xem thêm: 3 GIAI ĐOẠN CHÍNH trong quá trinh phân hủy sinh học
3. Điểm mặt 10 loại rác thải nhựa khó phân hủy
Rác thải làm từ nhựa khác nhau sẽ có thời gian phân huỷ khác nhau. Nhưng nhìn chung, loại rác thải nào làm từ nhựa khó phân huỷ sẽ có thời gian phân huỷ sinh học lâu hơn. Dưới đây là top 10 loại rác thải nhựa khó phân huỷ hiện nay.
3.1. Đầu lọc thuốc lá
- Thời gian phân hủy: 10 – 15 năm tùy thuộc môi trường
Không ít người lầm tưởng rằng đầu lọc thuốc lá được làm từ vật liệu phân huỷ sinh học nhưng thực tế chúng được làm từ cellulose acetate, một loại polymer biến tính từ sợi cellulose tự nhiên. Tuy vậy, chúng sẽ mất 10 – 15 năm mới phân hủy hoàn toàn.
Hiện nay, trên thế giới có 6.000 tỷ điếu thuốc lá được sản xuất mỗi năm – tương đương với hơn 1 triệu tấn nhựa đã được tạo ra và thải vào môi trường
3.2. Túi nilon
- Thời gian phân huỷ: 10 – 100 năm tùy thuộc vào điều kiện môi trường
Túi nilon hay còn được gọi là túi nhựa. Như đã đề cập, nhựa không có khả năng phân huỷ sinh học (phân huỷ hoàn toàn thành các chất vô cơ). Chúng chỉ bị phân huỷ thành những mảnh nhỏ hơn bởi ánh sáng mặt trời trong thời gian tương đối dài.
Các loại túi nilon mỏng, bao nhựa mỏng, loại thường, loại dày… sẽ có thời gian phân huỷ dài ngắn khác nhau.
3.3. Vòng cố định đồ uống
- Thời gian phân huỷ: 90 năm
Vòng nhựa cố định đồ uống cũng là một trong những loại rác thải nhựa cực kỳ khó phân huỷ. Để rút ngắn thời gian phân huỷ, năm 1989, Hoa Kỳ đã yêu cầu tất cả các vòng nhựa 6 lỗ phải sử dụng 100% chất Photodegradable Polyme. Chất này sẽ giúp cho các vòng nhựa 6 lỗ có thể phân huỷ ngay sau đó vài năm.
3.4. Quần áo
- Thời gian phân huỷ: 20 – 200 năm trong điều kiện môi trường đại dương.
Quần áo được dệt từ các sợi nhựa như Polyester, Rayon, Acrylic hoặc Spandex. Trong môi trường đại dương chúng bị phân huỷ thành vi sợi với kích thước lớn gấp 6 lần các mảnh vụn nhựa.
Vi sợi là nguyên nhân gây ra cái chết của rất nhiều sinh động vật biển. Theo thống kê có tới hơn 80% vi sợi được tìm thấy trong dạ dày của các loại cá và động vật có vỏ như ngao, sò…
3.5. Nắp chai
- Thời gian phân hủy: 100 – 500 năm tùy điều kiện môi trường đại dương
Nắp chai được làm từ nhựa Polypropylene (PP). Đây là loại nhựa có độ bền cao, khó bị phân huỷ bởi nhiệt và một số yếu tố khác.
Nắp chai thường trôi nổi lênh đênh trên biển khiến cho nhiều loại cá và chim biển tưởng lầm là thức ăn nuốt phải không tiêu hoá được và chết.
3.6. Băng vệ sinh
- Thời gian phân huỷ: 250 – 500 năm tùy điều kiện môi trường.
Băng vệ sinh được làm từ Polypropylene (PP) – một loại nhựa khó phân huỷ. Trung bình trong suốt cuộc đời, một phụ nữ sẽ thải ra khoảng 28.189 kg chất thải từ băng vệ sinh. Trong khi đó, khoảng ½ dân số thế giới là phụ nữ. Nếu nhân lên thì con số chất thải từ băng vệ sinh ra môi trường thật sự khủng khiếp.
3.7. Bàn chải đánh răng
- Thời gian phân hủy: trên 500 năm trong môi trường đại dương.
Bàn chải đánh răng được làm từ nhựa Polyamide (PA). Đây là loại nhựa rất khó phân huỷ trong môi trường ngay cả khi được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời và chịu sự bào mòn của nước. Chính vì vậy, thời gian để phân huỷ bàn chải đánh răng là rất rất dài, có thể mất đến ½ của thiên niên kỷ.
3.8. Dây cước câu cá
- Thời gian phân huỷ: 600 năm trong môi trường đại dương.
Dây cước câu cá được làm từ Polyamide (PA). Cũng giống như bàn chải đánh răng, dây cước câu cá cũng rất khó phân huỷ trong môi trường ngay cả khi có đầy đủ chất xúc tác. Do đó, các động vật như chim, cá có thể bị tổn thương bởi những đoạn dây cước này.
3.9. Chai nhựa
- Thời gian phân hủy: 450 – 1000 năm tùy vào điều kiện môi trường đại dương.
Chai nhựa thường được làm từ Polyethylene Terephthalate (PET) – một nguyên liệu nhẹ, xốp, dễ tái chế. Việc tái chế PET có thể làm giảm tới 61,7% tác hại của chai nhựa đến môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế số lượng nhựa PET được tái chế là không nhiều. Vì vậy, chai nhựa cũng là một trong số những rác thải đang hủy hoại môi trường sống hiện nay.
Chai nhựa là một vật dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, dùng để đựng nước hoặc đồ uống khác
3.10. Túi nhựa dày
- Thời gian phân huỷ: 500 – 1000 năm tuỳ thuộc vào môi trường đại dương.
Túi nhựa trong và dày cũng là một trong những loại nhựa khó phân hủy.
Túi nhựa dày được làm từ Low – Density Polyethylene (LDPE), loại nhựa có hàm lượng Polyethylene trong thành phần thấp. Túi nhựa dày chỉ phân huỷ được khi có sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nếu bị chôn lấp sâu trong một bãi rác, túi nhựa dày có thể sẽ mãi mãi không bị phân huỷ.
4. Biện pháp hạn chế sử dụng các loại rác thải nhựa khó phân hủy
Rác thải nhựa khó phân huỷ gây ra rất nhiều vấn đề nhức nhối cho môi trường. Do đó để giảm thiểu lượng rác thải nhựa này, mỗi chúng ta cần hạn chế sử dụng các loại sản phẩm từ loại nhựa khó phân huỷ bằng cách:
- Thay đổi thói quen sử dụng: Thay vì sử dụng các đồ vật từ nhựa, ta có thể giảm tần suất của việc sử dụng các đồ vật đó lại. Ví dụ, khi thưởng thức đồ uống, thay vì dùng ống hút nhựa 1 lần ta có thể dùng cốc để uống trực tiếp hoặc dùng thìa làm từ inox.
- Thay thế bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần: Để bảo vệ môi trường chúng ta nên dùng các sản phẩm có khả năng tái sử dụng lại nhiều lần như ống hút tre, ống hút inox, đồ làm từ gỗ, tre…
- Sử dụng các sản phẩm sinh học có khả năng phân huỷ hoàn toàn: Một số loại sản phẩm sinh học thường thấy trên thị trường có thể kể đến như: ống hút sinh học, túi sinh học, dao thìa, nĩa sinh học… Các sản phẩm sinh học có khả năng phân huỷ nhanh chóng trong môi trường ủ thường hoặc ủ công nghiệp.
Hiện nay, AnEco là một trong những đơn vị tiêu biểu, đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm sinh học “xanh”. 100% các sản phẩm của AnEco đều được tạo thành từ vật liệu sinh học hoàn toàn có nguồn gốc từ tinh bột ngô, và các vật liệu phân hủy sinh học hoàn toàn khác được nhập khẩu từ Châu Âu.
Chính vì vậy mà có thể phân huỷ thành các chất vô cơ như CO2, H2O và phân mùn trong thời gian 6 – 12 tháng trong điều kiện ủ tự nhiên hoặc công nghiệp.
Với những thông tin vừa cung cấp, hy vọng rằng bạn đã hiểu được tại sao nhựa khó phân huỷ đến vậy. Chính sự khó phân huỷ là nguyên nhân chủ yếu khiến cho rác thải từ nhựa trở thành vấn nạn với môi trường. Do vậy, để cải thiện môi trường sống tốt đẹp hơn, mỗi chúng ta hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa khó phân huỷ nhé.