Singapore bắt đầu thu phí túi nilon

Đăng ngày

Người tiêu dùng giờ sẽ phải trả 5 cent (khoảng 1.000đ) cho 1 túi nilon tại các cửa hàng tạp hóa hoặc phải tự mang theo các loại túi có thể tái sử dụng.

Túi nilon dùng 1 lần vẫn là 1 phần trong đời sống người dân Singapore. Nguồn ảnh: Bloomberg

Kể từ 3/7, các hệ thống siêu thị lớn ở Singapore đã bắt đầu tính phí túi nhựa dùng 1 lần. Đây là một động thái của Chính phủ nhằm khuyến khích người dân sử dụng các loại túi tái sử dụng, chậm hơn nhiều năm so với các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hơn 400 cửa hàng (2/3 tổng số siêu thị ở Singapore) đã yêu cầu tính phí người tiêu dùng ít nhất 0,05$ Sing (0,04$ Mỹ) cho mỗi túi dùng 1 lần. Phí này được áp dụng cho các loại túi bất kể chất liệu, mặc dù vậy, túi nhựa là loại được sử dụng phổ biến nhất tại các hệ thống như FairPrice, Sheng Siong và Cold Storage.

Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore cho biết: “Cho dù chúng được làm bằng chất liệu gì, rác thải dùng một lần đều có tác động đến môi trường của chúng ta trong quá trình sản xuất, vận chuyển và thải bỏ” Việc tiêu thụ các sản phẩm dùng một lần sẽ tạo ra chất thải và khí carbon, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu.

Theo kế hoạch Zero Waste, Singapore đặt mục tiêu giảm 30% lượng rác thải được đưa đến các bãi rác mỗi ngày vào năm 2030. Tuy nhiên, so với các quốc gia Châu Á khác, Singapore đang chậm trong việc giảm tiêu thụ nhựa tại các cửa hàng. Trước đó, Nhật Bản đã áp dụng một khoản phí bắt buộc đối với túi nhựa trong tất cả hệ thống bán lẻ vào năm 2020, Hàn Quốc cũng cấm túi nhựa dùng 1 lần tại các siêu thị lớn vào năm 2019, Thái Lan cũng đã triển khai lệnh cấm tương tự vào 2020.

Các nhà bán lẻ sẽ đặt các biển báo bằng tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Trung và tiếng Tamil để thông báo cho người mua hàng về loại phí mới.
Các nhà bán lẻ sẽ đặt các biển báo bằng tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Trung và tiếng Tamil để thông báo cho người mua hàng về loại phí mới.

Chính phủ Singapore đang khuyến khích các chuỗi siêu thị quyên góp số tiền thu được từ phí dùng túi cho các hoạt động xã hội và môi trường. Các chuỗi cửa hàng quốc tế khác như Uniqlo của Fast Retailling Co.’s hay Cotton On của Úc tuy không nằm trong chính sách mới này nhưng cũng đã tính phí hoặc cấm hoàn toàn túi nhựa.

Nguồn: Bloomberg

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *