Bài học về chuyển đổi xanh từ các Tập đoàn đa quốc gia
Đăng ngàyĐộng lực để đi theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ trở thành một phần trong trách nhiệm xã hội của nhiều công ty mà đó còn là yếu tố giúp công ty thích ứng với môi trường kinh doanh trong tương lai.
Hàng thập kỷ qua, nhựa dùng một lần đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhờ tính tiện dụng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, sự lạm dụng nhựa dùng một lần quá mức đã đặt nhiều quốc gia vào tình trạng đáng báo động do ô nhiễm rác thải nhựa.
Ngày nay nếu vấn đề môi trường được đặt là trọng tâm trong việc phát triển bền vững của nhiều quốc gia, thì doanh nghiệp chính là những mũi nhọn tiên phong thông qua các sáng kiến xanh về sản xuất, dịch vụ và chế tạo. Động lực để phát triển xanh không chỉ đến từ trách nhiệm xã hội mà còn là yếu tố giúp các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh.
Bài học về chuyển đổi xanh từ các Tập đoàn đa quốc gia
Trong ngành F&B, Tập đoàn McDonald là một trong những chuỗi bán lẻ thức ăn nhanh lớn nhất thế giới đang đi đầu trong chuyển đổi xanh bằng việc thực hành tiết kiệm năng lượng, nhờ đó cắt giảm được 25% năng lượng tiêu hao trong quá trình hoạt động kinh doanh. McDonald’s cũng xây dựng các bãi đậu xe xanh riêng dành cho xe điện.
Tương tự, Coca-cola – ông lớn trong ngành kinh doanh nước giải khát – cũng công bố kế hoạch tập trung tái tạo toàn bộ vòng đời bao bì sản phẩm – từ cách thiết kế và chế tạo cho đến các giải pháp tái chế, tiết kiệm năng lượng.
Starbucks được biết đến trên toàn thế giới là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê thành công, đồng thời nằm trong danh sách các công ty đi đầu trong làn sóng chuyển đổi xanh. Trong đó phải kể đến việc thực hiện các biện pháp tái chế sử dụng bã cà phê hay sử dụng túi thân thiện môi trường.
Trong ngành sản xuất, Honda đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường với tư cách là một công ty sản xuất ô tô. Công ty đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc sản xuất các loại xe tiết kiệm nhiên liệu và không ngừng tìm cách phát triển loại xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro.
Hay Dell, nhà sản xuất thiết bị máy tính hàng đầu, cũng đưa ra ra chương trình tiêu hủy an toàn và tái chế hiệu quả. Theo đó, Dell cho phép khách hàng trả lại miễn phí bất kỳ thiết bị nào mang nhãn hiệu Dell cho công ty để khuyến khích việc vứt bỏ an toàn và giảm tổng lượng rác thải điện tử không được xử lý đúng cách. Công ty thậm chí còn đồng ý nhận máy tính, máy in và màn hình của các thương hiệu khác để tiêu hủy an toàn.
Không thể phủ nhận, chuyển đổi xanh đã giúp các doanh nghiệp định hình hướng đi bền vững trong tương lai, đó là phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường. Việc xây dựng thương hiệu xanh và thực hiện trách nhiệm xã hội cũng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Quá trình “xanh hóa” doanh nghiệp tại Việt Nam
“Go Green” hay “chuyển đổi xanh” đang là xu hướng tất yếu diễn ra trên toàn cầu. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu hướng và thực hiện xanh hóa bằng việc sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng các khu công nghiệp xanh, đồng thời thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đặc biệt khi người tiêu dùng đã bắt đầu chọn mua các sản phẩm từ thương hiệu xanh.
Sản phẩm thân thiện môi trường được dự báo sẽ chiếm từ 20 – 30% tổng sản phẩm nhựa trên toàn thế giới trong vòng 3 – 5 năm tới. Các quốc gia trên thế giới ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xu thế tiêu dùng xanh, đặc biệt là châu Âu và Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trước Hội nghị G20 ngày 29/6/2019 rằng tới 2025, Việt Nam phấn đấu không dùng đồ nhựa dùng một lần. Điều này cũng cho thấy hướng đi xanh mà Chính phủ đang định hướng.
Một số doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực F&B đang đưa chuyển đổi xanh vào mô hình hoạt động có thể kể đến như Vinamilk, The Coffee House, Highlands Coffee.
Tại Việt Nam, An Phát Holdings là công ty Việt Nam đầu tiên tạo dấu ấn và thành công với việc sản xuất sản phẩm xanh mang thương hiệu AnEco đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt. AnEco là thương hiệu sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn, gồm các sản phẩm như túi, dao thìa, dĩa, cốc giấy, ống hút, găng tay… được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, hiện đại.
Các sản phẩm AnEco được làm từ nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnBio, có thể phân hủy hoàn toàn trong vòng 6 tháng – 12 tháng ở môi trường chôn ủ tại nhà hoặc ủ công nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm không để lại vi nhựa, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều năm qua, các sản phẩm AnEco đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên chặng đường chuyển đổi xanh. Sản phẩm thân thiện môi trường AnEco đã được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng như ống hút, túi có quai, túi rác…sinh học phân hủy hoàn toànvà nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.