Túi rác sinh học có thực sự phân hủy hoàn toàn?

Đăng ngày

Viện Witzenhausen và Đại học Bayreuth đã thực hiện một nghiên cứu rất thú vị, phân tích phân bón của một số nhà máy sản xuất phân bón công nghiệp của Đức để tìm hàm lượng nhựa có thể bị tạo ra trong quá trình phân hủy các túi sinh học. Nghiên cứu thực địa kết luận rằng túi sinh học phân hủy hoàn toàn, được chứng nhận theo tiêu chuẩn EN 13432 của Châu Âu, không gây ra bất cứ vấn đề gì đối với chất lượng của phân trộn.

Trong dự án nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích tổng cộng 30 mẫu, trong đó 25 mẫu không có dư lượng túi sinh học phân hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, 98% các hạt nhựa được tìm thấy có nguồn gốc từ PE hoặc nhựa thông thường khác. Kết quả nghiên cứu này được công bố trong ấn bản tháng 5 của tạp chí thương mại Đức “Müll und Abfall”.

Nghiên cứu đã bổ sung một dữ liệu rất quan trọng đóng góp cho cuộc thảo luận kéo dài mà cho đến nay hầu như chỉ được trao đổi một cách cảm tính và không có chứng cứ khoa học nào. Từ nhiều năm qua, các đại diện của ngành, như Hiệp hội Ngành công nghiệp Đức Verbund kompostierbarer Produkte, tuyên bố rằng túi sinh học phân hủy hoàn toàn không phải là vấn đề nhưng có thể là một phần của giải pháp. Ông Peter Brunk, Chủ tịch của Verbund chia sẻ: “Một lần nữa, kết quả nghiên cứu chứng minh rằng túi sinh học phân hủy hoàn toàn không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào đến chất lượng phân bón. Ngược lại, chúng chính là loại túi hợp vệ sinh và đảm bảo chất lượng để đựng các loại rác thải sinh học”.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các sản phẩm túi phân hủy hoàn toàn dùng đựng rác thải sinh học cần phải vượt qua các thử nghiệm và đạt những chứng nhận cần thiết trước khi được cho phép sử dụng. Ngay cả đối với túi giấy, dù có phủ lớp chống thấm hay không, cũng cần phải vượt qua quy trình chứng nhận này.

Nguồn: European Bioplastics

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *